-
- Tổng tiền thanh toán:
7 thói quen gây hại thận trầm trọng nhiều người dễ mắc phải
Nhịn tiểu ,uống không đủ nước, ăn quá mặn hay quá ngọt có thể tác động tiêu cực đến thận khiến chức năng thận bị suy giảm. Tổn thương thận kéo dài có thể dẫn tới suy thận phải điều trị bằng lọc máu và ghép thận để duy trì sự sống
Thận chịu trách nhiệm lọc máu đào thải độc tố chất cặn bã ra khỏi cơ thể, qua quá trình bài tiết nước tiểu.Tiến sĩ Bác sĩ cao cấp Mai Thị Hiền phó khoa Tiết Niệu nam học và thận học bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết ,khi bị tổn thương, chức năng của thận sẽ suy giảm dẫn tới ứ trệ các chất độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tổn thương thận kéo dài có thể dẫn tới suy thận phải điều trị bằng lọc máu và ghép thận để duy trì sự sống
7 thói quen sinh hoạt kém lành mạnh có thể làm tổn thương thận
1. Nhịn tiểu quá lâu
Nhịn tiểu quá lâu khiến nước tiểu lắng đọng trong bàng quang ,làm gia tăng sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn, từ đó dễ xâm nhập vào các cơ quan trong đường tiết niệu và gây bệnh .Nước tiểu khi bị giữ trong bàng quang quá lâu có thể trào ngược lên thận, gây nhiễm trùng thận. Nhịn tiểu thường xuyên còn khiến cơ xương chậu bị suy yếu, lâu dần gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát. Ngoài ra nước tiểu có chứa một số khoáng chất như canxi, axit uric, khi lắng đọng có thể tạo nên các tinh thể giống như sỏi, nên việc nhịn tiểu có thể dẫn tới sỏi thận
2. Không uống đủ nước
Không uống đủ nước, uống quá nhiều hay quá ít nước đều không tốt cho thận .
Theo Bác sĩ Hiền uống quá nhiều nước sẽ tạo áp lực lên thận có thể gây hạ Natri máu hay còn được gọi là nhiễm độc nước .Khi một lượng lớn nước được tiêu thụ trong một khoảng thời gian ngắn,thận không thể bài tiết đủ chất lỏng để lọc và đào thải nước ra ngoài đúng cách.
Uống quá ít khiến thận không đủ nước để co bóp đẩy Natri và chất cặn bã, độc tố ra ngoài, làm chúng không thể phân giải và tích tụ trong cơ thể, từ đó tăng nguy cơ sỏi thận và nhiễm độc thận
3. Ăn mặn, lạm dụng đồ ngọt
- Ăn nhiều muối gây tăng huyết áp, làm rối loạn chức năng lọc máu ở thận. Sự gia tăng áp lực của máu khi trải qua các mạch máu trong cầu thận ,có thể làm hỏng các mạch nhỏ trong neuron ,các đơn vị cấu trúc của thận. Theo Khuyến nghị của WHO mỗi người chỉ nên sử dụng dưới 5 gam muối mỗi ngày
- Lạm dụng đồ ngọt có thể dẫn đến tiểu đường,béo phì, tăng nguy cơ tổn thương thận, do các tế bào trong cơ thể không thể sử dụng hết lượng đường trong máu, lượng đường máu cao dẫn tới hỏng các mạch máu trong thận, cũng như các cơ quan khác. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm chức năng thận.
4. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá gây hại cho thận do làm tăng huyết áp và nhịp tim, tạo thêm căng thẳng cho thận. Nicotin trong thuốc lá cũng làm giảm lưu lượng máu đến thận, thu hẹp và xơ vữa các mạch máu. Bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các loại thuốc điều trị huyết áp cao, trong khi huyết áp cao là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh thận
5. Uống rượu bia
Thường xuyên uống nhiều bia rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận phải làm việc hết công suất để lọc máu, mà khó có thể đào thải hết độc tố ra ngoài.Điều này có thể dẫn đến viêm thận cấp tính hoặc mãn tính ,đồng thời uống nhiều rượu làm tăng huyết áp gây hại cho thận.
6. Lười vận động
Hoạt động thể chất giúp cải thiện huyết áp và đảm bảo duy trì sức khỏe cho thận, ngược lại ngồi trong thời gian dài không di chuyển ,có thể tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên 30%. Tập thể dục làm giảm huyết áp,cholesterol và trọng lượng cơ thể, xử lý chất dinh dưỡng, chất lỏng hỗ trợ giấc ngủ và sức khỏe cơ bắp. Từ đó giảm được nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường… Nếu lười vận động khả năng mắc các bệnh lý này sẽ cao hơn dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh thận
7. Lạm dụng thuốc giảm đau
Các thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen, naproxen, Aspirin…..có thể gây hại cho thận nếu dùng thường xuyên. Ngoài ra,sử dụng các cây cỏ không rõ nguồn gốc để ngâm rượu uống cũng là một thói quen có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống